Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

7 CÂU HỎI ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT STARTUP CÓ KHẢ THI HAY KHÔNG?

7 CÂU HỎI ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT STARTUP CÓ KHẢ THI HAY KHÔNG?

7 câu hỏi để xác định một startup có khả thi hay không ? 

Bạn đang có một ý tưởng khởi nghiệp và thậm chí là đang bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh. Hãy thử trả lời 7 câu hỏi sau để xác định xem startup của bạn có thực sự khả thi hay không?


1. Sự khác biệt của bạn là gì?


Trước khi nghĩ đến các vấn đề về tài chính, marketing,… bạn cần tập trung vào ý tưởng sản phẩm. Ý tưởng đó có thật sự khác biệt hay không? Sản phẩm ra đời sẽ giải quyết được vấn đề gì? Điều gì làm cho sản phẩm của bạn nổi bật so với những sản phẩm khác?

Khác biệt không hẳn là bạn phải phát minh ra một cái gì đó hoàn toàn mới, bạn có thể dựa trên những gì có sẵn nhưng đi theo một hướng mới, triển khai theo một cách khác.

Nếu bạn đang muốn xây dựng một ứng dụng chat trên di động thì bạn sẽ làm gì để ứng dụng đó khác biệt so với hàng trăm đối thủ hiện tại? Bạn có thể xây dựng ứng dụng chat dành riêng cho các cặp đôi, có các tính năng nhắc nhở, gợi ý những ý tưởng tặng quà, chọn địa điểm cho những buổi hẹn hò…

Đây là một câu hỏi khó, nhưng lại cực kì quan trọng. Những thương hiệu thành công đều có ý tưởng và định hướng rõ ràng, khác biệt. Hãy dành thời gian để nuôi và phát triển ý tưởng sản phẩm.


2. Startup của bạn sẽ cần bao nhiêu vốn ban đầu?

7 CÂU HỎI ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT STARTUP CÓ KHẢ THI HAY KHÔNG?

Bạn cần liệt kê tất cả các loại chi phí để làm nên một startup. Đây là một cách tính chi phí thông dụng, bạn có thể tham khảo, chia các chi phí thành 3 nhóm:

Chi phí ban đầu: gồm những chí phí cho giấy phép kinh doanh, con dấu thiết lập công ty, chi phí thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu, mua tên miền, hosting,…

Chi phí cố định: như tiền thuê mặt bằng – phòng làm việc, điện, nước hàng tháng, lương nhân viên…
Các biến phí khác


Với những con số này, bạn không thể ước chừng hay tính trung bình, bạn cần những con số thật cụ thể và sát với giá cả hiện tại nhất. Lấy chi phí cố định và biến phí nhân lên cho 6 và cộng với chi phí ban đầu. Sau khi có con số tổng, bạn sẽ biết được mình có thể sống sót mà không có nguồn thu trong vòng 6 tháng đầu hay không. Nếu không thì làm sao để cắt giảm chi phí? Làm sao để có được nguồn thu sớm hơn? Hay có nên nghĩ đến việc vay vốn không?


3. Ai sẽ là người dùng/khách hàng của bạn?

7 CÂU HỎI ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT STARTUP CÓ KHẢ THI HAY KHÔNG?

Khách hàng là tài sản lớn nhất.


4. Đối thủ của bạn là những ai, như thế nào?

7 CÂU HỎI ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT STARTUP CÓ KHẢ THI HAY KHÔNG?

Nếu sản phẩm của bạn không có nhiều điểm khác biệt, thì bạn càng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Vậy đối thủ của bạn là những ai, như thế nào?

Hãy nghiên cứu những đối thủ của mình thật kĩ. Thực ra, đối thủ chính là một nguồn dữ liệu tuyệt vời để khai thác khi mới bắt đầu. Bạn có thể xem cách họ thiết kế giao diện, tính năng sản phẩm, cách họ định giá các sticker, bán các vật phẩm, xem họ thực hiện chiến lược truyền thông như thế nào. Sau đó tự hỏi bản thân, bạn có thể làm tốt hơn họ không?


5. Sản phẩm có phù hợp với tình hình hiện thời không?

7 CÂU HỎI ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT STARTUP CÓ KHẢ THI HAY KHÔNG?

Hãy tưởng tượng là bạn làm một ứng dụng đánh giá các nhà hàng 5 sao trong khi tình hình kinh tế đang suy thoái, mọi người cắt giảm việc đi ăn nhà hàng. Mặt khác, kinh tế suy thoái, nhiều người có xu hướng nấu nướng và ăn tại nhà, bạn có thể làm ứng dụng cập nhật các công thức nấu ăn, các mẹo đi chợ và nấu nướng hoặc ứng dụng đánh giá các siêu thị, chợ, …

Startup chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường bên ngoài (tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp…). Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu lĩnh vực, ngành nghề mình tham gia, bạn cần nắm bắt được những tình hình này và có tầm nhìn để xây dựng và định hướng sản phẩm cho phù hợp.


6. Truyền thông và xây dựng công đồng bằng cách nào?

7 CÂU HỎI ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT STARTUP CÓ KHẢ THI HAY KHÔNG?

Đối với các startup thương mại điện tử, ứng dụng di động, quan trọng nhất là tạo được cộng đồng người dùng. Để làm được việc này, bạn cần xem xét các vấn đề như:

Chọn kênh truyền thông nào thì phù hợp với người dùng mục tiêu? Làm trang web thương mại điện tử về sản phẩm cho mẹ và bé thì nên quảng cáo trên 2!Đẹp, Tiếp thị Gia đình hay Gia đình và Cuộc sống?
Sử dụng chiến lược cò mồi. Tìm những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực liên quan để dùng thử sản phẩm và giới thiệu cho người khác.

Xây dựng một “hệ sinh thái”. Ví dụ nếu làm ứng dụng từ điển, bạn có thể xây dựng các ứng dụng vệ tinh liên quan đến học tiếng Anh như học tiếng Anh qua châm ngôn, truyện cười,…



7. Bạn sẽ kinh doanh bằng cách nào, xoay vòng vốn ra sao?

7 CÂU HỎI ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT STARTUP CÓ KHẢ THI HAY KHÔNG?

Trở lại với vấn đề tài chính, đã làm startup là bạn phải dừng mơ mộng và phải cực kì thực tế với bài toán chi phí:

Bạn sẽ kinh doanh bằng hình thức nào? Bán quảng cáo, bán sticker, vật phẩm trong ứng dụng, thu phí nâng cấp freemium, premium,…

Sau bao lâu thì bạn sẽ có nguồn thu? Sau bao lâu thì hòa vốn và bắt đầu có lợi nhuận?
Bạn sẽ xoay vòng vốn và tái đầu tư ra sao?


Hãy thử tưởng tượng: website thương mại điện tử của bạn đang trên đà phát triển, số lượng người truy cập tăng vượt trội. Nhưng bạn lại phải đối mặt với vấn đề không đủ chi phí để phát triển cơ sở hạ tầng, nhân lực… Đây là một vấn đề phổ biến mà rất nhiều startup đang đối mặt. Bạn chỉ có thể ngăn chặn được tình trạng này với một bảng kế hoạch tài chính rõ ràng và hợp lý.


Lời kết:

7 CÂU HỎI ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT STARTUP CÓ KHẢ THI HAY KHÔNG?

Bạn có trả lời được các câu hỏi trên hay không? Nếu không, hãy xem và điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh của mình. Lời khuyên gửi đến các bạn startup là: ý tưởng và kế hoạch ban đầu có thể là không khả thi, nhưng chính bạn là người biến nó trở nên khả thi.

Tất nhiên, những điều trên đây mới chỉ là kế hoạch. Khi thực hiện sẽ có hàng trăm vấn đề phát sinh mà bạn không bao giờ lường hết được, nhưng kế hoạch sẽ giúp bạn định hướng đường đi, không để bạn đi lệch hướng quá xa và kiểm soát được phần nào những vấn đề ngoài ý muốn.


Phan Ngọc Lợi chia sẻ Theo Twenty!

Chúc Các Bạn Thành Công Trong Cuộc Sống

0 nhận xét:

Đăng nhận xét